Chế Định Pháp Luật Là Gì
Chế định pháp luật là gì? Bên cạnh đó khái niệm chế tài pháp luật là gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về chế định pháp luật là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về các khái niệm này.
Bạn đang xem: Chế định pháp luật là gì
Chế định pháp luật là gì?
Theo Wikipedia: Chế định pháp luật hay còn gọi là định chế pháp luật hoặc chế định là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để điều chỉnh về nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật. Chế định có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc có thể nghĩa hẹp. Nghĩa chung và rộng là những yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội và nghĩa hẹp là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý.
Ví dụ: ngành luật dân sự có các chế định pháp luật như chế định quyền sở hữu, chế định thừa kế, chế định quyền tác giả, chế định hợp đồng,… Ngành luật hình sự có những chế định như các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân…Đặc điểm của chế định pháp luật
Cơ cấu bên trong của pháp luật có những đặc điểm ở tính đa dạng của các chế định. Trong đó có chế định pháp luật liên ngành, nghĩa là có quan hệ đến một vài ngành luật. Các chế định pháp luật liên ngành được hình thành, cũng như hoạt động không giống nhau. Hiến pháp là cơ sở pháp lý của tất cả những chế định pháp luật.
Xem thêm: 101+ cách giải đen lô đề hóa giải xui xẻo trong nháy mắt!
Xem thêm: Nằm Mơ Thấy Chó Đánh Con Gì ? Mơ Thấy Chó Đánh Con Gì Chính Xác
Việc xác định đúng tính chất chung của mỗi nhóm quan hệ xã hội từ đó đề ra các quy phạm tương ứng có ý nghĩa quan trọng. Đây là cơ sở pháp lý để tạo ra cơ cấp pháp lý của một ngành luật. Không thể xây dựng được một văn bản pháp luật tốt cũng như một ngành luật hoàn chỉnh nếu không xác định rõ giới hạn và nội dung của các chế định pháp luật. Nhiều chế định hợp lại sẽ cấu thành ngành luật và các ngành luật hợp lại sẽ tạo thành một hệ thống pháp luật.Chế định pháp luật mang tính chất nhóm và mỗi chế định có một đặc điểm riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau, chúng không tồn tại một cách biệt lập. Việc xác định ranh giới giữa các chế định nhằm mục đích tạo ra khả năng để xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Và phải đặt ra các chế định trong mối liên hệ qua lại trong một chỉnh thể thống nhất của pháp luật cũng như một ngành luật. Mỗi chế định pháp luật dùng mang đặc điểm riêng những nó cũng cần tuân theo các quy luật vật động khách quan, chịu sự ảnh hưởng, tác động của chế định khác trong hệ thống pháp luật.
