Amophot là gì

  -  

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Thành phần chính của phân bón phức hợp Amophot là?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Hóa học 11 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Bạn đang xem: Amophot là gì

Trắc nghiệm: Thành phần chính của phân bón phức hợp Amophot là?

A. Ca3(PO4)2 và (NH4)2HPO4

B. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2

C. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4

D. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2

Trả lời:

Đáp án đúng: C. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4

Thành phần chính của phân bón phức hợp Amophot là NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4

Kiến thức tham khảo về phân bón hóa học


1. Phân bón hóa học

Phân bón hóa học có tên gọi khác là phân bón vô cơ, là những loại phân bón có nguồn gốc sản xuất từ các khoáng chất của thiên nhiên hay từ hóa chất, được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Loại phân này tồn tại ở dạng muối khoáng có được nhờ trải trải các quá trình vật lý

Phân bón hóa học có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như: N, P, K, Cu, Zn, B, Ca, Mg,…Dựa trên các thành phần nguyên tố dinh dưỡng riêng biệt loại phân này được chia thành 3 nhóm phân cơ bản là phân đạm, phân lân và phân kali. Và một số loại phân bón hóa học khác như phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi lượng.

*

1. Phân lân

- Phân có chứa nguyên tố P, có 2 loại.

- Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43-.

- Cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng.

- Đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó.

- Nguyên liệu: quặng photphoric và apatit.

- Các loại phân lân thường dùng là:

+ Supephotphat đơn: Ca(H2PO4)2CaSO4 (14 - 20% P2O5).

+ Supephotphat kép: Ca(H2PO4)2 (40 - 50% P2O5).

+ Phân lân nung chảy: Hỗn hợp quặng apatit với đá xà vân và than cốc (12 -14% P2O5).


2. Phân đạm

- Phân đạm là những hợp chất cung cấp Nitơ cho cây trồng.

- Tác dụng: kích thích quá trình sinh trưởng của cây, tăng tỉ lệ protêin thực vật.

- Độ dinh dưỡng đánh giá bằng %N trong phân.

Xem thêm: Hệ Lụy Cho Sức Khỏe Của Việc Bán Thận Có Ảnh Hưởng Gì, Rủi Ro Và Lợi Ích Của Việc Hiến Hoặc Bán Thận

a) Phân đạm Nitrat

- Là các muối Nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2

- Amoni có môi trường axit còn Nitrat có môi trường trung tính.

→ Vùng đất chua bón nitrat, vùng đất kiềm bón amoni.

b) Phân đạm Amoni

- Là các muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3,…

- Dùng bón cho các loại đất ít chua.

Lưu ý: Khi tan trong nước, muối amoni thủy phân tạo môi trường axit nên chỉ thích hợp bón cho đất it chua hoặc đất đã được khử chua trước bằng vôi sống (CaO)

c) Urê

- CTPT: (NH2)2CO, 46% N.

- Điều chế: CO2 + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O.

- Tại sao Urê được sử dụng rộng rãi? Do urê trung tính và hàm lượng nitơ cao.

3. Phân Kali

Là loại phân bón hóa học có chứa chất dinh dưỡng đa lượng là kali trong thành phần chính (được tính bằng K2O hữu hiệu).

Phân kali sunphat (K2SO4): có màu trắng, dưới dạng tinh thể, không hút ẩm và tan nhanh trong nước, có hàm lượng K2O chiếm từ 48 - 50%. Loại phân này được sử dụng để bón cho nhiều loại cây, đặc biệt là cây có dầu, cà phê,.. là những cây có nhu cầu cao về lưu huỳnh.

Phân kali clorua (KCl): chiếm phần lượng phân kali trên thế giới, được sử dụng cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất trồng khác nhau, tồn tại dưới dạng tinh thể đỏ hồng. Có chứa từ 55 - 60% K2O giúp cây cứng cáp, tăng phẩm chất, nâng cao chất lượng nông sản.

Không nên sử dụng KCl cho các giống cây trồng mẫn cảm với Clo như sầu riêng và một số cây nguyên liệu,…Phân kali clorua khó sử dụng do khi để ẩm phân bị kết dinh lại, việc bón phân nhiều cũng khiến đất ngày càng chua.

4.Phân bón hỗn hợp và phân bón hỗn hợp

a) Phân phức hợp 

- Là hỗn hợp các chất được tạo ra bằng tương tác hóa học của các chất.

Xem thêm: Anime Kinh Dị Nhất Dành Cho Những Anime Kinh Dị Hay Nhất Mà Bạn Không Thể Bỏ Lỡ

Ví dụ: Amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 thu được khi cho amoniac tác dụng với axit photphoric

b) Phân hỗn hợp 

- Chứa cả ba nguyên tố N, P, K được gọi là phân NPK, là sản phẩm khi trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ N : P : K khác nhau tùy theo loại đất và cây trồng.Ví dụ: Nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3

5. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất đai

*

Nếu sử dụng phân bón vô cơ trong thời gian dài mà không bổ sung phân bón hữu cơ sẽ khiến đất bị thoái hóa, bạc màu, chai cứng.Giữa cây trồng phân bón và đất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó đất là cầu nối quan trọng giữa cây trồng và phân bón, là nơi dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng từ phân bón cho cây trồng.Để bón phân hợp lý, phát huy được hết vai trò của phân bón cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, đặc điểm đất đai ( độ phì nhiêu, pH, thành phần cơ giới đất..), khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng loại phân bón, tập quán canh tác….